Quà tặng sinh nhật bạn trai, người yêu nam – FSNK458
Kinh nghiệm xử lý khi ô tô chạy vào đường ngập nước
Kinh nghiệm xử lý khi ô tô chạy vào đường ngập nước, 986, Uyên Vũ, Cẩm Nang Mua Bán Nhanh
, 18/03/2016 14:48:12
Kinh nghiệm xử lý khi ô tô chạy vào đường ngập nước
Chuyện đường bị ngập sau mưa hiện nay xảy ra khá thường nhiều. Nếu không cần thiết thì các bác tài không nên chạy vào đoạn đường ngập. Nếu bất khả kháng hay lở đang trong vùng “tâm bão” thì việc đầu tiên là người lái phải xác định độ ngập để biết được mức độ có nguy hiểm hay không. Nếu quan sát thấy mức nước quá hơn nữa bánh xe thì bạn không nên liều lĩnh chạy qua.
Nếu mức nước thấp, bạn có thể di chuyển chậm và đi số thấp, số 1 hoặc 2 và chạy đều ga.
Nếu không may xe rơi vào tình trạng chết máy bạn tuyệt đối không được khởi động lại bởi mà hãy gọi cứu hộ bởi hiện tượng Thủy kích có thể làm cong, gãy tay biên hoặc nặng hơn là vỡ lốc máy.
Khi phải chạy qua các đoạn đường ngập, việc bị nước tràn vào trong làm nội thất xe bị ngập nước là điều khó tránh, nhất là khi gặp sóng đánh từ xe đi ngược chiều.
Khi chạy khoải vùng bị ngập nước, bạn phải nhanh chóng kiểm tra xem nước có thấm vào bên trong nội thất xe hay không, nhất là sàn và các chất liệu bằng nỉ.
Việc kiểm tra khoang máy hay nhớt hộp số phải được chuyên gia có kinh nghiệm kiểm tra. Tốt nhất bạn nên đem xe đến các điểm chăm sóc, bảo dưỡng xe ô tô có uy tín để được kiểm tra.
Hệ thống dây điện và các đầu cắm chạy quanh thân xe, ở khu vực bệ trung tâm rất dễ bị chập và cháy khi còn đọng nước bên trong. Các rắc nối cần được kiểm tra lại và xịt khô để đảm bảo độ tiếp xúc. Cánh cửa xe bị ngập sâu sẽ đọng rất nhiều nước bên trong, ảnh hưởng đến hoạt động của các loa và dây dẫn, vì vậy quá trình vệ sinh phục hồi nội thất xe cũng không thể bỏ qua khu vực này.
>> Xem thêm: Nên mua xe ô tô cũ nhập khẩu hay không?
Mua ô tô gia đình: Những kinh nghiệm không thể bỏ qua
Mua một chiếc ô tô đem lại sự thoải mái cho cả gia đình là điều không hề đơn giản. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn tốt nhất khi mua xe ô tô gia đình.
Mua ô tô gia đình: Những kinh nghiệm không thể bỏ qua
Kích cỡ xe
Điều đầu tiên là kích cỡ xe. Số lượng người cần di chuyển trong một chuyến đi quyết định việc chọn lựa kích thước của xe, nếu gia đình bạn có dưới bốn thành viên, thì nên chọn loại xe 4 chỗ gọn nhẹ, không nên tham lam chọn loại xe có kích thước lớn, như vậy sẽ khó khăn trong việc di chuyển, bảo trì.
Ưu điểm của phân khúc ô tô gia đình cỡ nhỏ này là chi phí sử dụng thấp, dễ dàng thay thế phụ tùng với giá khá “mềm”, tiết kiệm nhiên liệu. Ít hỏng vặt, dễ điều khiển, thân xe nhỏ gọn thích hợp chạy trong đô thị đông đúc cũng như dễ tìm được chỗ đỗ hoặc gửi xe. Hiện tại trên thị trường có Kia Morning, Kia Rondo là hai trong số những dòng xe thuộc phân khúc ô tô gia đính ít thành viên.
Còn nếu gia đình bạn có đông người hơn và thường lên kế hoạch cho những chuyến du lịch thì lời khuyên dành cho bạn là hãy chọn một chiếc xe ô tô 7 chỗ đủ lớn để đảm bảo sự thoải mái trong cuộc hành trình dài. Trước khi quyết định mua cần xác định xem không gian có phù hợp với tất cả mọi người hay không.
Trên thực tế có nhiều mẫu xe ngoại hình lớn nhưng không gian bên trong lại chật chội, vị trí nơi để chân không đủ thoải mái, khoảng không trên đầu không đủ thoáng. Các dòng xe MPV (Multi Purpose Vehicle) 7 chỗ hay Mazda 5 là những sự lựa chọn thông minh trong trường hợp này.
Cốp xe rộng và hàng ghế cuối gập phẳng
Nếu bạn tìm mua một chiếc xe lý tưởng cho gia đình, hãy xem xét để bảo đảm khoang chứa đồ đủ rộng, có thể chứa được nhiều đồ đạc và hành lý cho cả gia đình, đặc biệt cho mỗi chuyến đi chơi xa. Kiểu dáng và ngoại thất của xe cũng phần nào phản ánh diện tích sử dụng của cốp xe bên trong. Vì vậy, hãy lựa chọn hợp lý.
Tính toán chi phí
Bạn có đủ tiền mua xe, nhưng vấn đề phát sinh sau khi mua cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc mua hay không. Hãy tính toán các chi phí để “nuôi” thêm một thành viên trong gia đình, đó là tiền xăng, tiền bảo hành, bảo dưỡng cho xe, tiền thuê bãi đỗ xe (trong trường hợp nhà bạn không còn diện tích dành cho nó). Nếu sau khi tính toán mà phát hiện mình không đủ khả năng chi trả cho các vấn đề phát sinh thì bạn nên xem xét lại quyết định của mình.
Chọn xe có nội thất linh hoạt, tùy biến chỗ ngồi
Bên cạnh không gian rộng rãi, bạn cũng nên lưu ý lựa chọn các mẫu xe có nội thất linh hoạt, đặc biệt nếu bạn đang có ý định sở hữu một chiếc hatchback hay dòng SUV nhỏ. Với các khách hàng sinh sống tại đô thị đông đúc, có đường phố và bãi đỗ xe chật hẹp, xe gia đình lý tưởng là các dòng xe nhỏ nhưng chở được nhiều người và hành lý.
Có nhiều chi tiết có thể vô tình ảnh hưởng đến kết cấu cốp xe của bạn như khoang bánh xe bị đẩy vào trong cốp, loa siêu trầm phía sau của hệ thống âm thanh gây vướng, các ghế ngồi sau không thật sự bằng phẳng, hàng ghế thứ hai không gập được xuống sàn xe… Hãy phân tích kỹ các chi tiết này để tránh mua phải một chiếc xe không phù hợp với gia đình.
Nếu bạn tìm mua một chiếc xe lý tưởng cho gia đình, hãy xem xét để bảo đảm khoang chứa đồ đủ rộng, có thể chứa được nhiều đồ đạc và hành lý cho cả gia đình.
Ưu tiên xe có hàng ghế thứ 2 và 3 gập tiện lợi
Ưu điểm nổi trội ở nhiều xe gia đình hiện nay là các hàng ghế sau có thể trượt và gập, thực sự linh hoạt và tiện lợi khi bạn có nhu cầu để hành lý, hoặc thêm số người trên xe. Trên thực tế có nhiều kiểu gập ghế sau như 50/50, 60/40, hoặc 40/20/40.
Một số mẫu xe như Honda Fit và HR-V có thêm hàng đệm phía sau có thể gập làm ghế ngồi rất tiện dụng. Hay như mẫu Fiat 500L được thiết kế hàng ghế thứ hai không chỉ gập mà còn kéo được về đằng trước, giúp mở rộng không gian phía sau khi bạn đẩy lùi ghế trước để “cơi nới” diện tích sử dụng trên xe.
Chọn xe có ghế hành khách rộng rãi
Bạn sẽ thấy điều này thực sự quan trọng trong mỗi hành trình dài và các chuyến đi xa. Bởi vậy khi mua xe và ngắm nội thất bên trong, hãy chọn xe có ghế hành khách rộng rãi, đảm bảo người ngồi trên xe có thể thoải mái ngả lưng thư giãn nghỉ ngơi, đặc biệt với những ai có chiều cao nổi trội và chân hơi dài.
Không phải các dòng minivan và SUV đều giống hệt nhau. Một số xe có hàng ghế thứ ba thậm chí không thoải mái ngay cả với trẻ em. Bởi vậy, nếu bạn có ý định mua xe gia đình để phục vụ trên 5 người, hãy đặc biệt lưu ý về hàng ghế phụ thứ ba. Hãy tự mình chui ra/vào hàng ghế cuối xem có dễ dàng.
Hệ thống dây chằng LATCH đặc biệt quan trọng với trẻ em
Không thể xem nhẹ hệ thống LATCH (Lower Anchors and Tethers for Children – Hệ thống dây chằng được sử dụng thay thế cho hệ thống dây an toàn của xe cố định ghế em bé vào xe) khi chọn mua xe gia đình, đặc biệt nếu gia đình bạn có con nhỏ hiếu động.
Đây là chi tiết đặc biệt quan trọng để các ông bố bà mẹ giữ cố định ghế ngồi của con yêu. Chính vì thế, nếu chiếc xe mà bạn thấy có nhiều chốt giữ LATCH, điều đó có nghĩa bạn có thêm nhiều vị trí để giữ chặt xe cho các hành khách nhí, và đó là chiếc xe bạn nên mua.
Bạn cũng đừng quên kiểm tra xem chiếc xe có trang bị thêm nhiều tính năng hỗ trợ khác như sàn để đồ ngăn đôi, móc chở hàng, lưới, và dây đai giữ túi đựng đồ hay không. Những ưu điểm này đặc biệt có ích khi bạn đi mua hàng. Các chi tiết đó sẽ giữ hành lý của bạn chắc chắn, đặc biệt khi phóng nhanh hoặc phanh gấp trên đường.
Càng nhiều cổng USB càng thú vị
Thật khó hình dung trong thời đại công nghệ ngày nay, sẽ ra sao nếu bạn không tìm thấy cổng USB trên xe. Một chuyến đi xa mệt mỏi dường như được xoa dịu phần nào nếu xe có cổng USB và con bạn có thể bật một số bài hát hay đoạn nhạc yêu thích, hoặc một vài bộ phim hay (nếu trên xe có trang bị màn hình).
Đa phần các xe mới hiện nay được thiết kế một cổng USB, tuy nhiên sẽ càng thú vị hơn nếu bạn có thể tìm mua xe có thêm nhiều ổ cắm USB, để các hành khách nhí có thể thoải mái thưởng thức âm nhạc của riêng mình.
Xem mức tiết kiệm nhiên liệu đến đâu
Đương nhiên dù xe có cốp rộng, hàng ghế gập tiện lợi hay cổng USB hiện đại đến đâu, một tiêu chí quan trọng không kém là khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Các dòng hatchback, wagon, hay compact SUV có thể là gợi ý phù hợp bởi các dòng xe này có ngoại thất đủ rộng cho cả gia đình với lượng tiêu thụ nhiên liệu vừa phải.
Những tính năng an toàn cần phải có
Dù bạn mua xe cũ hay mới, chiếc xe đó cũng cần phải có ít nhất một trong những tính năng an toàn cơ bản dưới đây:
Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS): Giúp tài xế làm chủ được tay lái trong khi thắng gấp do bánh xe không bị khóa cứng. Bởi vì, nếu bánh xe bị khóa cứng trong lúc di chuyển, tài xế sẽ không còn điều khiển được tay lái, xe sẽ bị đẩy đi theo quán tính, khó có thể tránh khỏi tai nạn.
Hệ thống ổn định xe điện tử (ESP, hoặc ESC, DSC, VSC): ESP là thiết bị an toàn xử lý tình huống một cách chủ động, ESP ngày càng trở thành tính năng không thể thiếu trên các dòng xe con và xe việt dã đời mới. Hệ thống này bao gồm các thiết bị cảm ứng có chức năng giám sát các yêu cầu của người điều khiển từ tay lái và so sánh chúng với thực tế hoạt động của xe trên hành trình.
Nếu 2 nguồn dữ liệu này mẫu thuẫn với nhau, có nghĩa đang tiềm ẩn một nguy cơ xảy ra tai nạn và cần xử lý kịp thời. Khi đó, ESP sẽ can thiệp bằng cách áp phanh vào một hoặc nhiều bánh, nhằm giúp xe tránh tình trạng trơn trượt hoặc thậm chí lật xe. Nói không ngoa, ESP chính là “thiên thần bảo hộ” của các tài xế trên hành trình. Đây là một trang bị tiêu chuẩn “bắt buộc” trên các loại xe ô tô ở thị trường nước ngoài, trong khi ở Việt Nam thì chỉ có ở những mẫu xe cao cấp…
Hệ thống túi khí: Túi tự động bơm đầy khí khi có tai nạn xảy ra nhằm giảm thiểu mức độ chấn thương của người ngồi trong xe. Cụ thể là, túi khí an toàn phía trước được trang bị trên các xe ô tô nhằm: giảm thiểu các rủi ro tai nạn liên quan đến con người, giảm các chấn thương ở vùng đầu, cổ, ngực và mặt của người lái và hành khách ngồi kế bên khi xe bị va chạm từ phía trước
Những kinh nghiệm ‘nằm lòng’ khi phanh xe ô tô
Để tránh tình huống nguy hiểm, lái xe nên thuộc lòng một số kinh nghiệm khi nhả phanh, rà phanh, phanh gấp, đặc biệt là khi bị mất phanh.
Những kinh nghiệm ‘nằm lòng’ khi phanh xe ô tô
Phanh xe là động tác mà hầu hết các tài xế lái xe ô tô đều phải biết, nhưng phanh không chỉ đơn giản là để dừng xe mà phanh còn để làm ổn định tốc độ. Một người lái xe chuyên nghiệp sẽ biết cách dùng phanh thế nào cho hợp lý nhất.
Nếu không biết dùng phanh thì cách tốt nhất để tránh xa tai nạn là không lái xe ô tô. Nếu lạm dụng phanh quá nhiều sẽ gây cho người ngồi trong xe có cảm giác sóc, bị va đập và dễ bị say xe.
Vậy thì có các kiểu phanh nào mà tài xế cần phải thuộc lòng? Thứ nhất là phanh theo ngưỡng, đây là một kỹ thuật phanh xe khá khó mà chúng thường được sử dụng trong các đường đua hoặc khi bạn phải xử lý một tình huống gấp, bất ngờ, đó là bạn cần phải đạp phanh gấp và tối đa lực của phanh xe, nhưng không để cho vượt quá giới hạn trượt bánh xe. Để làm tốt được kỹ năng này, bạn cần phải thực hiện nhiều lần với xe với một tốc độ cao để hiểu được và cảm nhận tốc độ của xe dù phanh gấp nhưng không để đạt tới giới hạn mất kiểm soát của bánh xe.
Để tránh xảy ra tai nạn, lái xe nên thuộc lòng một số kinh nghiệm khi nhả phanh, rà phanh, phanh gấp, đặc biệt là khi bị mất phanh.
Đạp nhả phanh theo nhịp là một kỹ thuật khá đơn giản mà các tài xế thường dùng khi phải điều khiển xe với một tốc độ cao mà không muốn phanh gấp có thể gây trượt bánh. Khi đi trên địa hình có độ dốc cao thì tài xế nên đạp phanh theo kiểu đạp – nhả liên tục để làm chủ được vận tốc và không làm trượt bánh gây mất lái. Tuy nhiên, kỹ thuật này rất khó khăn trên các đường trơn trợt hoặc có tuyết.
Rà phanh (còn gọi là driff) là một động tác khó, thường được sử dụng trong các chương trình biểu diễn hoặc đua xe, khi người lái xe muốn cua xe mà không muốn giảm tốc độ của xe. Đây là kỹ năng chủ yếu dành cho các tay lái chuyên nghiệp vì phanh xe kiểu này rất dễ làm xe mất lái, mất khả năng kiểm soát tốc độ.
Kỹ thuật nhấp phanh được nhiều tài xế có kinh nghiệm sử dụng trong khi tham gia giao thông. Thay vì đạp mạnh phanh một lần gây dúi người về phía trước, thì kỹ thuật phanh xe nhiều bước sẽ khiến xe dừng từ từ rất êm. Tài xế nên đạp hơi mạnh ở lần phanh thứ nhất để xe giảm tốc độ, đến mức ổn định rồi đạp phanh nhẹ dần dần để tận dụng đà của xe. Sau đó, đệm tiếp phanh cho đến khi xe dừng hẳn hoặc tiếp tục đi. Kỹ thuật này sử dụng trong trường hợp phanh dừng xe bình thường, không có tính huống bất ngờ xảy đến.
Phanh khẩn cấp (phanh gấp) dùng trong trường hợp xe di chuyển tốc độ cao thì bất chợt gặp vật cản. Nếu đạp phanh đột ngột và mạnh, ô tô sẽ có nhiều khả năng bị bó cứng phanh lại, khiến bánh xe không lăn trên mặt đường nữa mà trượt, xe hoàn toàn mất kiểm soát. Để phanh gấp được hiệu quả khi xe đang đi tốc độ cao, cần đạp mạnh chân phanh đến khi cảm giác bánh xe đã bắt đầu trượt trên đường, nhưng vẫn đi thẳng theo chiều vẫn kiểm soát được tay lái, ngay lập tức nhả chân phanh. Xe hết trượt, lại tiếp tục phanh cho đến khi xe dừng hẳn lại.
Mất phanh là tình huống nguy hiểm nhất mà tài xế phải đối mặt bởi dễ dẫn đến hoảng loạn khi xe không còn điều khiển được tốc độ, đặc biệt nếu đang đi trên đèo dốc hoặc đường cao tốc. Khi ôtô mất phanh, tài xế cần phải bình tĩnh, về số thấp, áp dụng các các phương án giảm tốc và có thể chọn biện pháp cuối cùng là đâm xe vào nơi an toàn. Đừng cố hy vọng xe tự dừng, tài xế hãy chọn điểm an toàn để có thể cho xe đâm vào đó. Ưu tiên những chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy…
Hệ thống phanh trên ô tô là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành và sự an toàn xe. Để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt của xe, tài xế nên kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên.
Kinh nghiệm xử lý khi ô tô chạy vào đường ngập nước – Cẩm nang mua bán, kinh doanh | Mẹo hay
Hộp quà trái cây Lover – FSNK225
Các bài viết liên quan đến Kinh nghiệm xử lý khi ô tô chạy vào đường ngập nước, Mẹo hay
- 19/07/2021 Nuôi chó con 1 tháng tuổi – Cách nuôi chó con 1 tháng tuổi tại Cẩm nang Mua Bán Nhanh 518
- 07/06/2019 Cách tuyển dụng online hiệu quả trên ViecLamVui 1843
- 23/11/2018 Cẩm nang trang trí Giáng Sinh siêu đơn giản, gây ấn tượng tốt 3469
- 30/05/2019 Cẩm nang giúp xin việc làm văn phòng thành công 1674
- 24/09/2015 Bảo dưỡng pin laptop 2413
- 02/12/2015 Bí quyết làm đẹp với chanh 2581
- 18/11/2015 Cách giặt cổ áo bẩn 5021
- 02/12/2015 Cách làm trắng răng hiệu quả và an toàn 2435
- 02/12/2015 Cách làm trắng da hiệu quả và an toàn tại nhà 2206
Combo giỏ quà tặng trái cây kèm hoa tươi – FSNK222