Home / Chọn mua / Cách chọn mua iPhone cũ chất lượng tốt, vận hành ổn định

Cách chọn mua iPhone cũ chất lượng tốt, vận hành ổn định

Để lựa chọn được các thiết bị iPhone cũ chất lượng, người dùng nên tự trang bị kiến thức và nắm bí quyết chọn mua hàng chất lượng.

Kiểm tra hình thức


Thẩm mỹ luôn là một trong những yếu tố đầu tiên khi chọn mua các thiết bị cũ đã qua sử dụng. Ngoại hình iPhone cũ cũng phản ánh phần nào chất lượng và độ bền của máy. Trường hợp các góc, cạnh viền máy bị móp méo hay trầy xước nhiều chứng tỏ máy có thể đã bị va đập, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong.

Ngoài ra, người dùng cần kiểm tra kỹ phần tiếp giáp giữa màn hình và khung viền xem có cảm giác ọp ẹp, cập kênh hay không. Mặt khác, cổng tai nghe và các ốc vít trên máy còn lớp mạ vàng, đồng màu chứng tỏ iPhone cũ còn nguyên zin và chưa bị thay vỏ.

Kiểm tra màn hình, cảm ứng

Mọi trải nghiệm của người dùng trên smarpthone đều gắn liền với màn hình cảm ứng. Người dùng cần lựa chọn phiên bản iPhone cũ có kích thước màn hình phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đồng thời, chất lượng hiển thị của màn hình cần được kiểm tra xem còn tốt không, khả năng cảm ứng còn nhanh nhạy và có xuất hiện điểm chết không.

Ngoài ra, để kiểm tra màn hình zin hay đã được thay mới, người dùng có thể sử dụng một đoạn băng keo trong dán lên màn hình. Nếu miếng băng keo dễ dàng bị tháo tức là màn hình chuẩn zin. Ngược lại, trường hợp miếng băng keo dính chặt khó tháo ra chứng tỏ màn hình iPhone cũ đã bị thay.

Kiểm tra IMEI, nguồn gốc

So sánh số IMEI ở các vị trí khác nhau giúp người dùng xác định được iPhone cũ đã bị thay vỏ hay chưa. Nếu số IMEI xuất hiện khi bấm phím nóng *#06#, trong phần cài đặt và trên mặt lưng, khay sim trùng khớp với nhau có nghĩa điện thoại còn nguyên bản. Đồng thời, số IMEI còn cho biết thời gian kích hoạt, bảo hành và iPhone cũ là máy lock, bản quốc tế hay chính hãng.

Để kiểm tra nguồn gốc iPhone cũ, người dùng truy cập vào Cài đặt > Cài đặt chung > Giới thiệu. Ở phần kiểu máy (model) sẽ hiển thị một đoạn mã bao gồm ký hiệu của thị trường phân phối. Ví dụ: Mã LL/A là sản phẩm phân phối tại Mỹ; ZA là mã sản phẩm dành cho thị trường Singapore; Hong Kong (Trung Quốc) sử dụng ký hiệu ZP…

Kiểm tra iCloud

Chiếc iPhone cũ sẽ trở thành cục gạch nếu iCloud đã bị khóa. Do đó người dùng cần đảm bảo tài khoản iCloud của chủ cũ đã được thoát ra hoàn toàn.

Để kiểm tra, người dùng chỉ cần vào trang chủ của Apple, nhập số IMEI để kiểm tra tình trạng Activation Lock (Khóa kích hoạt). Nếu hệ thống cho kết quả Off thì người dùng có thể yên tâm.

Kiểm tra các tính năng cơ bản

Người dùng cần chắc chắn các phím Home, nguồn, tăng giảm âm lượng vẫn còn phản hồi tốt và chưa bị liệt. Phím bấm còn tốt sẽ có độ nẩy cao, không phải dùng quá nhiều lực khi thao tác. Nên chụp thử vài bức ảnh để kiểm tra chất lượng của camera trước, camera sau và khả năng lấy nét, tái tạo màu của iPhone cũ.

Bên cạnh đó, người dùng hãy kiểm tra các cảm biến xoay màn hình, cảm biến tiệm cận, cảm biến vân tay còn hoạt động tốt không. Để kiểm tra chất lượng sóng, âm thanh, người dùng có thể lắp sim và thực hiện cuộc gọi.

Hãy truy cập Internet để xem phim, nghe nhạc và kiểm tra chất lượng kết nối Wi-Fi và 3G/4G của iPhone cũ. Đồng thời, thao tác này cũng giúp người dùng kiểm tra độ ổn định của pin trên thiết bị. Lắp thử các phụ kiện kèm theo máy như cáp sạc, củ sạc, tai nghe để kiểm tra các cổng kết nối của thiết bị có nhận và hoạt động bình thường không.

Lựa chọn nhà bán lẻ uy tín

Kể cả khi đã biết cách kiểm tra máy chất lượng, khách hãng vẫn nên tìm đến các cửa hàng uy tín khi có nhu cầu mua iPhone cũ. Chế độ hậu mãi và thời gian bảo hành của cửa hàng sẽ nói lên chất lượng của sản phẩm.

Nguồn Zing

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết 🙂

About admin

Check Also

Ngành thương mại điện tử học những gì?

Kinh doanh thương mại điện tử sẽ đòi hỏi bạn có những kiến thức nhất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *